Nói nhiều tất nói lỡ, một người nói nhiều sớm muộn cũng sẽ bộc lộ những khuyết điểm của bản thân mình, không có đủ uy danh để thu phục người khác.

Dục vọng: Càng nhiều càng thống khổ

Cổ nhân có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi”, một số người sẽ vì ham mê dục vọng mà dẫn tới mất mạng. Người xưa đều cho rằng phúc báo của một người đã được an bài sẵn vào đức và nghiệp của họ tích lũy trong luân hồi từ đời này sang trời đời khác.

Người mà càng nhiều dục vọng, ham muốn đến khi không thỏa mãn được thì lại khổ sở, thậm chí còn bị dục vọng khống chế.

Nói năng Càng nhiều càng phiền phức

Nói chuyện cẩn thận thì nhiều phúc, nói nhiều thì hấp tấp dễ nóng nảy, thích khoa trương chính mình, không vững vàng thận trọng.

Lo sợ: Càng nhiều càng mất cơ hội

Mỗi người đều có tâm ích kỷ, nên lúc nào cũng suy nghĩ về việc được và mất. Có vô vàn nỗi sợ như sợ đói, sợ già, sợ bệnh tật…

Nhưng suy cho cùng nguyên nhân khiến con người ta dễ phát sinh tâm lo sợ chính là sự ích kỷ và lòng tham. Khi chưa có được thì lo lắng làm sao có được, đến khi có được rồi lại sợ bị mất đi. Cứ như thế chẳng thế nào sống yên ổn.

Người hay lo sợ lúc nào dễ bỏ qua những cơ hội tốt, nên cả đời chỉ làm kẻ tầm thường. Người hay sợ hãi chỉ biết đi theo người khác chứ không thể làm những việc siêu việt được.

Tranh giành: Càng nhiều càng tổn thất

Trong cuộc sống này, dẫu cho một người có tranh giành được thứ gì thì cũng chẳng thể vì nó mà có được sự bình an. Tranh được lợi lộc thì mất đi sự lương thiện, tranh được danh tiếng thì mất đi lòng người.

Tranh đoạt được thứ của người khác thì tâm sẽ bất an, lúc nào cũng không an lòng được. Người mà hay tranh giành thì là kiểu người không biết ơn, kiểu người này cuối cùng lại tổn thất nhất.

Đa nghi: Càng nhiều càng chiêu mời họa

Người hay nhạy cảm lúc nào cho rằng mình thông minh, thích suy đoán tâm tư của người khác thì sẽ càng làm ra những chuyện ngốc nghếch.

Nhìn quá rõ ràng sẽ làm tổn hại con mắt, nghĩ quá nhiều sẽ mệt mỏi tinh thần. Đa nghi cuối cùng sẽ mất đi chính mình mà thôi.