Tục ngữ có câu: “Tính cách là vận mệnh, ngữ khí là vận khí”. Ngữ khí khắc họa chân thực thế giới nội tâm của mỗi người, những người có nội tâm kiêu ngạo ngữ khí ít có sự khiêm tốn; những người có nội tâm thô tục, ngữ khí khó có được sự tường hòa. Những người nội tâm phong phú, phần lớn ngữ khí bình tĩnh; những người nội tâm nghèo nàn, ngữ khí có xu hướng trách than, oán hận.
Cuộc đời của con người có vận khí tốt hay xấu, đều ẩn chứa trong ngữ khí, bởi ngữ khí của giọng nói quyết định vận khí tốt hay xấu của chúng ta.
1. Nhiều hiểu lầm xuất phát từ ngữ điệu không phù hợp
Phật gia có câu: “Miệng là cái rìu hại thân, lời nói là một lưỡi dao sắc cắt lưỡi“.
Có biết bao nhiêu mối quan hệ giữa người với người bị tan vỡ chỉ bởi ngữ khí không thích hợp. Vì vậy, người không kiểm soát được ngữ khí của mình rất dễ khiến người khác hiểu lầm.
Trong cuốn “Lễ Ký” – một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử có ghi chép lại câu chuyện như sau:
Vào thời Chiến Quốc, tại Tề quốc xảy ra một nạn đói nghiêm trọng và vô số người đã bị chết đói.
Vì vậy, có một phú ông tốt bụng là Kiềm Ngao đã chuẩn bị rất nhiều thức ăn để phân phát cho người dân đi ngang qua.
Giữa trưa, ông Kiềm Ngao nhìn thấy từ xa có người đi lại loạng choạng. Nhìn gần mới phát hiện ra người đàn ông này đói đến mức chỉ còn da bọc xương, bước chân rệu rã, một tay gắng gượng nâng ống tay áo lên che mặt, trong miệng vẫn không ngừng rên rỉ, trông rất khổ sở.
Phú ông Kiềm Ngao không nghĩ nhiều liền bưng đồ ăn và nói to: “Này! Lại đây! Cho đồ ăn!”
Không ngờ rằng, người đàn ông dừng lại, trừng mắt và tức giận nói: “Tôi thà chết đói cũng không nhận bố thí sỉ nhục như vậy!”
Kiềm Ngao nhận ra thấy ngữ khí của mình không thích hợp liền vội vàng giải thích. Nhưng người đàn ông kiên quyết không chịu nhận đồ ăn, cuối cùng bị chết đói. Đây chính là nguồn gốc của câu “không ăn của bố thí sỉ nhục” mà người xưa vẫn hay nói đến.
“Người nói vô tâm, người nghe hữu ý“, ngữ khí không thích hợp nhẹ thì khiến người khác sinh lòng oán giận, nặng thì làm họ tổn thương sâu sắc.
Rõ ràng là muốn bày tỏ sự quan tâm, nhưng vì giọng điệu cứng nhắc, ngược lại khiến nghe có vẻ kiêu căng, tự đại. Rõ ràng là muốn nhờ người giúp đỡ, nhưng bởi vì giọng điệu gắt gỏng, ngược lại nghe có vẻ “ta đây”. Rõ ràng muốn thực lòng bày tỏ sự khen ngợi, nhưng bởi vì giọng điệu nghiêm khắc, ngược lại khiến nghe có vẻ dọa người.
Sự hiểu lầm thường không phải vì không biết diễn tả, mà bởi vì ngôn từ không diễn đạt được đúng ý.
Phật gia cũng có một câu nói: “Lời nói ra nên vừa ý, ý nghĩa rõ ràng có liên quan đến ngữ khí, ý vui thì không tham sân, giọng nhu hòa là thích hợp”.Việc thay đổi ngữ khí, chính là thay đổi phong thủy xung quanh bạn.
2. Ngữ khí là thể hiện nội tâm
Phật gia cho rằng: “Tâm có thiện niệm, thì miệng nở hoa sen“.
Ngữ khí là nhiệt kế chính xác nhất của ngôn ngữ, phản ánh chân thực nhất nội tâm con người. Một ngữ khí tốt bắt nguồn từ thiện ý trong tâm. Nó có thể khiến người khác thoải mái, và còn khiến chính bạn cảm thấy thanh thản.
Vào thời Bắc Tống, có một người rất thiện lương tên là Vương Tự Đồng.
Một lần, nhà ông bị trộm lẻn vào và bị Vương Tự Đồng bắt được. Ông còn nhận ra người đàn ông này lại là con trai của một người hàng xóm. Thay vì trách móc, Vương Tự Đồng nhẹ giọng hỏi: “Anh xưa nay vốn ngoan lành, sao lại có thể đi ăn trộm?”
Tên trộm thở dài: “Nếu không phải do cuộc sống ép buộc đã không làm việc này“.
Ông Vương Tự Đồng lấy ra mười quan tiền và nhẹ nhàng nói với tên trộm: “Tiền này là tặng anh. Nhưng bây giờ đã muộn. Nếu anh lấy rồi đi ra như thế này, rất dễ bị nghi ngờ. Đợi tới trời sáng có thể cầm số tiền này và rời đi“.
Ngữ khí và hành động của Vương Tự Đồng đã khiến tên trộm vô cùng xấu hổ, ăn năn trong lòng và cuối cùng đã cải tà quy chính. Người ta thường rằng tướng do tâm sinh. Trên thực tế, ngữ khí của một người thậm chí cũng là như thế.
Ngữ khí của mỗi người khắc họa chân thực thế giới nội tâm, những người có nội tâm kiêu ngạo ngữ khí ít có sự khiêm tốn; những người có nội tâm thô tục, ngữ khí khó có được sự ôn hòa. Những người nội tâm phong phú, phần lớn ngữ khí bình tĩnh; những người nội tâm nghèo nàn, ngữ khí có xu hướng oán hận.
3. Ngữ khí của giọng nói chính là vận khí
Có người nói: “Ngữ khí càng tốt, vận khí càng hanh thông”. Vận khí tốt hay không có thể nghe ngữ khí là biết.
Trong một quán hồng trà, một khách hàng gọi người phục vụ tới và mắng: “Nhìn trà xem, đổ một ít sữa vào nó đã đóng cục! Chất lượng quá tệ!”
Người quản lý nghe xong liền nói nhỏ với khách hàng: “Rất xin lỗi, anh vui lòng đợi một lát, nhà hàng sẽ đổi cho quý khách một ly mới“.
Một lúc sau, người quản lý đến với khách hàng với một loại trà đen mới, và nói nhỏ: “Tôi có thể góp ý chút với quý khách, nếu cho chanh vào trà và thêm sữa, nó sẽ dễ bị vón cục“.
Lúc này khách hàng mới biết là do mình cho chanh và sữa vào trà nên bị vón cục.
Khách hàng xấu hổ nhưng vì thái độ của người quản lý nên giúp người khách không bị mất thể diện. Sau đó anh ta liên tục giới thiệu bạn bè đến ủng hộ quán trà này, công việc làm ăn của quán ngày càng tốt hơn.
Người ta thường nói: “Vật quá cứng thì dễ gãy”. Ngữ khí quá cứng nhắc dễ gây phản cảm, lời nói êm dịu mới khiến tâm mọi người vui vẻ.
Một người có ngữ khí nhẹ nhàng có thể làm cho người nghe hạnh phúc và vui mừng. Một người có ngữ khí ấm áp và thân thiện có sức hấp dẫn mạnh mẽ, có thể cảm hóa nhân tâm. Ngữ khí ôn hòa hơn, chậm rãi hơn, chân thành hơn, những điều may mắn sẽ tự nhiên đến gần bạn hơn.