Site icon Phú Quý Việt

Vòng hạt đeo tay gỗ thủy tùng 16li

Thủy tùng được xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng, tại Việt Nam chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk. Giá loại gỗ này cũng được dân buôn đánh giá là “vô cùng”. Thủy tùng có tên khoa học Glyptostrobus pensilis là loài thực vật cổ hiện nằm trong sách đỏ tại Việt Nam. Hiện trên thế giới chỉ có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Tại Việt Nam, thủy tùng cũng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk với 162 cây tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ.

Cây có đặc điểm thân gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính thân 0,6-1 m, vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc quanh gốc tới 6–7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp.

Về giá trị kinh tế, gỗ thủy tùng đắt vì có màu viền đẹp, không bị mối mọt nên được dùng làm tượng, đồ mỹ nghệ cao cấp. Loại gỗ này cũng có nhiều màu như xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ… Vân cũng được chia ra vân chỉ, chuối hoặc không vân (hàng gốc). Đặc biệt, gỗ mùi thơm nhẹ tựa như gỗ sưa, lúc nào cũng tiết ra nhựa dù đã làm ra sản phẩm.

Các loại Gỗ thủy tùng:

Những khối gỗ Thủy Tùng Xanh thường có đường vân đậm và màu sắc đẹp hơn so với Thủy Tùng Đỏ. Đường vân đậm và sắc nét, uốn lượn mềm mại tạo thành những đường tròn vô cùng đẹp mắt.

Ứng dụng

Exit mobile version