Người phương Đông có câu: “Người ta sinh ra một thiện niệm, tuy chưa biến thành việc thiện, nhưng đã được thần may mắn bảo hộ rồi”. Người phương Tây tin rằng: “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim”. Thiện niệm có thể làm chấn động lương tâm con người, có sức mạnh vĩ đại để xóa đi mọi hận thù. Ngoài ra, nó còn là một phương thuốc màu nhiệm.
Gần đây trong giới khoa học đã xuất hiện những nghiên cứu mới về việc tư tưởng con người có tác dụng kỳ diệu đến sức khỏe thể chất. Khả năng tự chữa bệnh tiềm tàng này đã đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học.
Ở một phương diện nào đó, cơ thể con người là một sản vật của tự nhiên, từ tế bào cho đến các kết cấu khác nhau của cơ thể như da, xương, nội tạng, v.v., mỗi bộ phận, mỗi cơ quan, mỗi tế bào của cơ thể đều biết cần phải làm gì và làm như thế nào để phù hợp với tự nhiên. Chính vì vậy, cơ thể không khỏe mạnh chính là một biểu hiện của sự mất cân bằng. Bệnh tật chính là biểu hiện bên ngoài của trạng thái mất tự nhiên của cơ thể.
Điều gì dẫn đến sự mất cân bằng, mất tự nhiên của cơ thể? Khi được hỏi, hầu hết mọi người sẽ nói tới các nhân tố như môi trường sống, thức ăn, nước uống, v.v. Nhưng thực ra những nhân tố từ chính nội tâm của bạn cũng có thể gây nên sự mất cân bằng này. Sức khỏe thể chất được quyết định bởi hai yếu tố chính: nhân tố bên ngoài (dinh dưỡng, môi trường) và nhân tố bên trong (suy nghĩ, tư tưởng).
Các nghiên cứu về “Hiệu ứng Placebo” đã cho thấy rằng suy nghĩ và lời nói tác động trực tiếp đến cơ thể con người. Một số ví dụ về các cặp trạng thái có tác dụng tích cực và tiêu cực tới sức khỏe như sau:
- Biết thưởng thức / Đố kỵ
- Tán thành / Chỉ trích
- Tài giỏi / Khéo léo
- Quan tâm / Xét đoán
- Tự tin / Kiêu ngạo
- Xây dựng / Phá hủy
- Bảo vệ / Tấn công
- Hiến dâng / Chiếm hữu
- Nhẹ nhàng / Hung dữ
- Mạnh mẽ / Ép buộc
- Đề nghị / Đòi hỏi
- Cho đi / Nhận lại
- Có trách nhiệm / Cảm thấy tội lỗi
- Chăm sóc / Làm kiệt quệ
- Có ý nghĩa / Quan trọng
- Cởi mở / Giữ bí mật
- Tin tưởng / Khờ dại
- v.v.
Mỗi một tư tưởng, mỗi một ý nghĩ đều mang trong nó một năng lượng có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể theo một phương thức mà khoa học vẫn chưa thực sự hiểu được. Ở một phương diện nào đó, chúng cũng góp phần quan trọng không kém gì chất dinh dưỡng. Các suy nghĩ có phần tiêu cực sẽ có tác dụng xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, người ta lại không hay để tâm tới những suy nghĩ tiêu cực này và cho chúng là bình thường. Ví dụ như chúng ta thường hay xét đoán hơn là quan tâm, thường hay chỉ trích hơn là tán thành, thường hay chiếm hữu hơn là dâng hiến.
Trong các tác phẩm của mình, tiến sĩ David R. Hawkins, một chuyên gia về ý thức học và tâm lý học cho rằng, các tư tưởng sẽ có ảnh hưởng tới chúng ta theo một dạng tổng hòa của năng lượng. Mỗi tư tưởng sẽ tương đương với một dạng năng lượng khác nhau, và tâm thái của chúng ta sẽ quyết định dạng năng lượng đó là xấu hay tốt.
Một hành động được thực hiện với xuất phát điểm là tình thương, sẽ khác với chính hành động đó được thực hiện với xuất phát điểm là tâm lý khoe khoang thể hiện. Chính vì thế, nội tâm của chúng ta là điều quan trọng nhất – Đó cũng chính là sức mạnh của Thiện niệm.
Tiến sĩ David R. Hawkins cũng cho hay, não bộ của con người có một cơ chế bí ẩn mà các nhà khoa học chưa giải thích được. Khi bạn suy nghĩ tích cực, não bộ sẽ sản sinh ra các endorphins gây ảnh hưởng có lợi tới các nội tạng cơ thể. Ngược lại, với các suy nghĩ tiêu cực, não bộ sẽ sản sinh ra adrenaline, khiến hệ thống đề kháng bị đình trệ. Như vậy là, những suy nghĩ tiêu cực như oán hận, đố kỵ, thù địch, sợ hãi, lo lắng, v.v. sẽ không chỉ gây ảnh hưởng tới tinh thần của bạn, mà sẽ khiến thế chất của bạn suy sụp.
Vậy chúng ta vượt qua những suy nghĩ tiêu cực bằng cách nào? Các quan sát lâm sàng cho thấy rằng người bệnh cần phải có một quyết định quan trọng để vượt qua tình trạng của mình: “Mong muốn thay đổi bản thân và hướng đến những điều tích cực“. Điều tốt là nếu chưa thể chủ động hướng tới các suy nghĩ tích cực, người bệnh vẫn có thể thay đổi nếu hòa mình vào một môi trường vốn đã có sẵn những nhân tố đó. Một nhóm những người vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời, sẽ có tác dụng tốt tới bệnh nhân.
Khi nhìn nhận về y học truyền thống của cả phương Đông lẫn phương Tây, người hiện đại có xu hướng cho rằng áp lực tinh thần chính là một trong những nhân tố quan trọng gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, tiến sĩ David R. Hawkins cho rằng cách nói này chưa chính xác. Đúng hơn thì chính tâm thái của một người sẽ gây ra bệnh tật của họ. Mấu chốt không nằm ở những sự kiện mà bạn gặp phải trong cuộc sống, mấu chốt nằm ở cách bạn phản ứng lại với những sự kiện đó. Tiến sĩ David R. Hawkins kết luận: “Về sinh lý học mà nói, với mỗi thái độ của mình, chúng ta chính là đang lựa chọn giữa các endorphine đồng hóa hay các adrenaline dị hóa.“
Người xưa có câu, “Người ta sinh ra một thiện niệm, tuy chưa biến thành việc thiện, nhưng đã được thần may mắn bảo hộ rồi“. Bạn bình tĩnh hay đau khổ, bạn kiên nhẫn hay buồn bã, bạn có trách nhiệm hay chỉ biết hối tiếc mà thôi? Khi gặp chuyện trái với lương tri, bạn có bày tỏ phản đối, có lên tiêng? Thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng tới bạn – Thiện niệm của bạn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn.