TÌM HIỂU VỀ CÂY BẰNG LĂNG
Tên thường gọi: Bằng lăng, Bằng Lăng Tím, Bằng lăng nước. Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa . Tên tiếng Pháp là Lilas des Indes, tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen ‘s Crape-myrtle, Pride of India, Queen ‘s flower. Họ thực vật: Thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia – một tông chi lớn thảo mộc nước to). Gỗ Cây Bằng Lăng thuộc nhóm I và III
Cây Bằng Lăng có xuất xứ từ Ấn Độ. Đây là một loại thực vật thuộc chi tử vi. Cây Bằng Lăng có chiều cao trung bình từ 10 tới 15m, thuộc loại cây thân gỗ. Vỏ cây thường có màu nâu đen.
Bằng Lăng cho tán lá rậm, thường hay rụng lá vào mùa khô. Lá có chiều dài tới 20cm, nhẵn, cứng và có hình bầu dục, phần cuống lá to dài, thường nhọn ở đỉnh và tròn ở gốc.
Hoa Bằng Lăng mọc thành chùm có tán khá là lớn, cho hoa đẹp, thường có cành tràng màu hồng nhạt hơi nhám, cứng và hạt có những cánh mỏng. Quả và lá của cây Bằng Lăng có thể sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Ở Việt Nam, Bằng Lăng là loại cây mọc hoang. Cây thường phân bố chủ yếu ở những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum bạn cũng bắt gặp cây Bằng Lăng sinh sống và phát triển.
Ngoài ra, tại vùng Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, Bằng Lăng cũng được chọn trồng. Hiện nay, Bằng Lăng được ưa chuộng trên tất cả các tuyến phố để xây dựng cảnh quan đô thị, cho bóng mát và lọc sạch không khí.
Bằng Lăng là loại cây thường sinh sống chủ yếu trong những kiểu rừng khô rụng lá, nửa rụng lá đối với loại Bằng Lăng nước. Đây là loại cây đòi hỏi có độ đất dày, sâu và có độ ẩm cao.
Bên cạnh đó, Bằng Lăng còn là cây đạt biên độ sinh thái khá rộng, thường hay mọc tại ven hồ, ven sông suối, ven các đầm nước ngọt. Cây thường phân bố tại những nơi có độ cao không quá 700m trên mực biển.
Thêm nữa, cây cũng được trồng ở đất ferarit đỏ vàng, phiến thạch sét, hay ở những vùng có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Người ta thường bắt gặp Bằng Lăng dại mọc xen cùng với những loạicây rụng lá như chiêu liêu đen, gáo lá tim hay dầu song nàng.
Một trong những đặc điểm của Bằng Lăng đó là thuộc loại cây ưa sáng khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, lúc cây còn non thì lại là cây ưa bóng. Do đó, cây có thể phát triển được tốt ở dưới những tán rừng có tàn che nhẹ.Bằng Lăng thường hay tái sinh tốt ở những nơi quang đãng, thoáng mát.
PHÂN LOẠI GỖ BẰNG LĂNG
Theo bản phân chia các nhóm gỗ của Việt Nam thì Bằng Lăng có nhiều giống khác nhau. Căn cứ vào màu sắc, vân gỗ thớ gỗ đẹp đặc trưng, hương vị mùi vị thơm, độ quý hiếm mà có sự phân chia nhóm cho từng loại. Trong đó,
- Nhóm 1 là những loại gỗ quý hiếm, có vân gỗ thớ gỗ đẹp, màu sắc đẹp, có giá bán cao thì còn sự góp mặt của loại gỗ Bằng Lăng Cườm (còn gọi là bằng lăng ổi, bằng lăng lá hẹp, thao lao). Gỗ thao lao rất cứng, nặng nhưng kém bền nếu để ngoài trời, dễ cưa xẻ nhưng gia công lại khó.
- Nhóm 3 có sự góp mặt của Bằng Lăng Tía, Bằng Lăng Nước
Gỗ Bằng Lăng tự nhiên phân bố ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, vùng Tây Nguyên như: KonTum,… Hiện nay được trồng ở hầu hết các thành phố và thị xã của các tỉnh ở Việt Nam.
GỖ CÂY BẰNG LĂNG TRONG NỘI THẤT
Bằng lăng là cây có hoa đẹp, cho bóng mát nên thường được trồng làm hoa cảnh, thường thấy cây trồng hai bên vỉa hè đường phố, công viên, trồng lấy bóng mát ở sân vườn nhà, tạo mảng xanh cho khu nhà máy, xí nghiệp…
Cây gỗ bằng lăng có dáng đẹp: thân xù xì, ít thẳng, cành cây bằng lăng nhiều, gần như nằm ngang làm cho tán cây bẳngcó nhiều tầng; lá lớn màu xanh đậm, khi già chuyển màu đỏ hay tím, mùa đông rụng lá, đầu xuân hoa gỗ bằng lăng mày nâu hồng; hoa đẹp rực rỡ, màu tím hồng, có thể biến màu, rất hấp dẫn, lại nở vào dịp đầu hè, dùng đóng đồ mộc thông thường hoặc có thể đóng thuyền.
Với bàn ghế bằng lăng sẽ tạo cho bạn không gian một màu vàng tự nhiên, tạo sự thoải mái, thoáng đãng. Sàn gỗ làm bằng có độ dẻo tương đối, không khô cứng như những loại gỗ khác, tránh được rạng nứt và cong vênh.