Nhắc đến đồ gỗ mỹ nghệ, chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ về gỗ gụ – loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao và mang nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng khi định mua các sản phẩm làm từ gỗ gụ, bạn sẽ nhận ra có quá nhiều loại và rất khó để nhận biết cũng như lựa chọn. Thế nên chúng tôi hi vọng bài viết này có thể cung cấp cho các bạn thêm kiến thức về gỗ gụ để không bị nhầm lẫn với các loại gỗ khác trên thị trường.
GỖ CÂY GỤ
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis. Gỗ gụ là loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ở Việt Nam gỗ gụ thường được gọi với tên khoa học là gụ lau, gỗ gõ dầu, gỗ gõ hương, gỗ gụ hương….Gỗ gụ có giá trị về kinh tế rất cao được nhiều người săn lùng và kiếm tìm. Thân cây gỗ gụ thẳng, dài, ít nhánh thế nên chúng được ưa chuộng để thiết kế những dòng sản phẩm cao cấp như trường kỷ, sập.
Gỗ gụ thuộc nhóm mấy là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Tra theo danh mục những loài thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18 – HĐBT ngày 17/1/1992 của hội đồng bộ trưởng thì gỗ gụ (hay gỗ gụ lau) chính là dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách các loại gỗ quý của Việt Nam.
Cây gỗ gụ thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa và hay mưa mùa ẩm với độ cao khoảng 500m. Hiện nay, cây gỗ gụ phân bố chủ yếu tại Campuchia và Việt Nam.
Cây gỗ gụ là dòng thực vật có thân gỗ lớn, cây trưởng thành thì có độ cao khoảng từ 20 – 30m. Thân cây gỗ gụ ở mức trung bình không quá lớn như chò chỉ. Và đường kính của thân cây gỗ gụ từ 0,6 – 0,8m nhưng có những cây thì phát triển hơn 1m. Về chất lượng gỗ thì vô cùng tốt, không mối mọt, cong vênh….
ĐẶC ĐIỂM CỦA GỖ CÂY GỤ
Cây gỗ gụ thường có 3 đặc điểm chính như sau:
- Cây gỗ gụ là dòng gỗ rất tốt, có giá trị kinh tế cao thế nên nó được xếp vào danh sách gỗ rất quý hiếm của Việt Nam. Cây gỗ gụ có đặc điểm dễ nhận biết là màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu thì nó sẽ được chuyển sang màu nâu thẫm.
- Cây gỗ gụ có thớ thẳng, vân gỗ lại rất mịn và đẹp. Tuy nhiên, vân gỗ gụ lại sở hữu hình dáng như hoa, đa dạng, nhìn rất thích mắt.
- Để nhận biết đó là dòng gỗ gụ hay không bạn có thể đưa gỗ lên mũi ngửi nếu thấy mùi chua và không hăng. Đồ nội thất gỗ gụ như bộ bàn ghế gỗ gụ đẹp khi đánh vecni sẽ xuống màu nâu đậm, hoặc màu nâu đỏ.
Vì gỗ gụ là dòng gỗ vô cùng quý hiếm, cao cấp thuộc nhóm I trong danh sách dòng gỗ quý ở Việt Nam. Thế nên, sản phẩm nội thất mỹ nghệ thường được làm chủ yếu từ cây gỗ gụ. Và một trong những ưu điểm của gỗ gụ sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho đồ nội thất như:
- Gỗ gụ thường có đường vân rất thẳng, màu sắc gỗ gụ vô cùng đẹp mắt.
- Gỗ gụ sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ vô cùng dễ dàng.
- Gỗ gụ vô cùng dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít cong vênh cũng như mối mọt ít, tuổi thọ độ bền cao lên đến 100 năm tuổi.
PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG GỖ GỤ
Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học mà dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:
- Gỗ gụ mật (gỗ gụ Gia Lai, gỗ gụ Campuchia): Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lại và Campuchia.
- Gỗ gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại
- Gỗ gụ ta (gỗ gụ quảng bình, gỗ gụ bông lau): Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.
- Gỗ gụ nam phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.
ỨNG DỤNG GỖ GỤ TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT
Hiện nay, dòng gỗ gụ thường được ứng dụng vào trong sản xuất đồ gỗ lối xưa, dòng gỗ cao cấp với nhiều mẫu dáng, thiết kế độc đáo, bắt mắt tinh xảo.
Các dòng gỗ gụ phải kể đến đó là: Tủ đựng đồ, bàn trà, trường kỷ, sập gụ tủ chè, tranh gỗ, câu đối, giường ngủ…..và còn rất nhiều sản phẩm nội thất khác.
- Những ngôi nhà gỗ, biệt thự, nhà truyền thống thì những bàn ghế trường kỷ gỗ gụ, hay bàn ghế giả cổ được làm tinh xảo, độc đáo với hoa văn cầu kỳ, đầy kỹ nghệ mang đậm phong cách Á Đông nên giá thành khá cao.
- Sập thờ gỗ gụ với thiết kế sang trọng, màu gỗ tự nhiên, chạm khắc rồng phượng…thể hiện được sự tôn kính của gia chủ với người đã khuất. Hay sập thờ gỗ gụ xuất hiện ở nhà chung cư, biệt thự…
- Sập gỗ gụ là một trong những dòng sản phẩm nội thất lối xưa được sử dụng trong nhiều phong cách nội thất á đông. Sập gụ tủ chè không chỉ mang đến vẻ đẹp cổ xưa không gian nhà ở, mà nó cũng là một nơi tiếp khách và nghỉ ngơi khá lý tưởng lí tưởng.
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN GỖ GỤ
Gỗ gụ là 1 dòng gỗ với chất lượng vô cùng cao, thuộc dòng gỗ quý hiếm. Thế nên, việc bảo quản cũng như sử dụng gỗ gụ cần phải được chú ý. Nếu bạn muốn sản phẩm nội thất gỗ gụ luôn được sáng bóng và bền lâu theo năm tháng thì hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh và đập các vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt gỗ có thể gây xước,…
- Tránh để gỗ nơi ẩm thấp như cạnh nhà phòng tắm, nhà vệ sinh,…
- Nên lau chùi gỗ thường xuyên để gỗ sáng bóng.
CÁCH NHẬN BIẾT GỖ GỤ
Gỗ gụ là dòng gỗ vô cùng quý hiếm và đắt tiền. Thế nên, để tránh mua phải dòng gỗ gụ giả, kém chất lượng thì bạn có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật của chúng để nhận biết như sau:
- Màu sắc: Chất gỗ của cây gỗ gụ sở hữu tone màu nâu đen, cây gỗ gụ khi mới được xẻ ra thường thì sẽ có màu vàng nâu. Tuy nhiên, sau 1 thời gian ra thành phẩm thì gỗ sẽ xuống màu thẫm hơn tạo được độ bóng mướt nhìn rất thích mắt. Mướt ở đây có nghĩa là đồ nội thất càng để lâu năm, thì màu gỗ càng xuống màu thẫm hơn, đẹp bóng và trở thành món đồ cổ quý. Chính vì thế, giá trị của những dòng gỗ gụ cổ xưa này không bao giờ bị mất giá như những dòng đồ gỗ hiện đại.
- Mùi gỗ: Dòng gỗ gụ chính gốc thì nó có mùi chua đặc trưng nhưng lại không hăng. Thường sản phẩm dòng gỗ gụ hay được đánh vecni thủ công để tôn lên vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên, mang đến màu nâu đậm hoặc màu nâu đỏ.
- Đặc tính vật lý: Dòng gỗ gụ thường có thớ gỗ rất thẳng, vân mịn và rất đẹp, nên rất dễ chạm khắc tạo hình.
- Kích thước: Nói về kích thước thì dòng gỗ gụ thường sở hữu nhiều kích thước khác nhau. Thế nên, dòng gỗ gụ thường được dùng trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống với hình dáng độc đáo, bắt mắt.
- Bền theo thời gian: Dòng gỗ gụ thường có ưu điểm nổi trội hơn rất nhiều so với những loại gỗ khác về độ bền cao, ít mối mọt, ít cong vênh, tuổi thọ cao.
Lưu ý: Khi mua sản phẩm dòng gỗ gụ thì hãy nên mua sản phẩm đồ gỗ gụ để mộc vì như thế bạn sẽ dễ phát hiện được gỗ rác đấy nhé.