Gỗ pơ mu người ta truyền tai nhau là có thể chống được mối, ngăn được ruồi nhặng và hiện đang là mốt trong sử dụng làm đồ trang trí nội thất gia đình… bởi thế nên phong trào khai thác và vận chuyển gỗ pơ mu trái phép ở các vùng rừng núi của huyện Krông Bông, Đắk Lắk hoặc 1 số huyện Đắk Nôn đang nóng lên những năm gần đây.
Gỗ pơ mu cũng giống như các loại gỗ có dầu khác. Gỗ pơ mu khi mới có màu rất sáng như gỗ thông, nhưng qua thời gian sẽ bị xỉn màu, ngả vàng. Gỗ pơ mu được đánh giá là 1 loại gỗ quý thuộc nhóm I trong bảng xếp hạng các nhóm gỗ tại Việt Nam. Nó có vân đẹp, nhẹ và bền , không bị mối mọt. Còn có tác dụng xua đuổi côn trùng nữa. Theo kinh nghiệm dân gian thì gỗ pơ mu có khảng năng chống mối. Chính vì vậy gỗ pơ mu được sử dụng rất nhiều trong ngành thiết kế nội thất cũng như ngành công nghiệp xuất khẩu.
Gỗ pơ mu có một mùi thơm đặc biệt mà không loại gỗ nào có được. Gỗ pơ mu còn giúp xua đuổi muỗi và côn trùng. Nếu trong nhà bạn chỉ để một cục gỗ pơ mu thì múc nào trong nhà cũng có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu. Đặc biệt là sẽ giúp thần kinh luôn ổn định và điều hòa không khí trong nhà. Chính vì thể loại gỗ này được sử dụng rất nhiều trong làm chất liệu để thiết kế những sản phẩm trang trí.
XEM THÊM TẠI LINK:
https://phuquyviet.com/danh-muc-san-pham/go-po-mu
Gỗ pơ mu được khai thác từ rừng già nguyên sinh nên chất gỗ rất đanh và cứng. Thớ gỗ nhỏ và mịn, độ liên kết giữa các tôm cao nên gỗ rất dai và dẻo. Chính vì thế gỗ pơ mu thường được sử dụng để làm sàn nhà. Sàn nhà từ gỗ pơ mu không bao giờ bị công vênh, nứt nẻ. Hoàn toàn có khả năng chống mài mòn và mối mọt có thể làm vật dụng trong gia đình như: giường tủ, ván sàn,…
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY GỖ PƠ MU (POMU)
Theo wikipedia thì Pơ mu là cây thân gỗ lá thường xanh, cao 25–30 m. Cây có vỏ màu ánh nâu-xám dễ bị tróc khi cây còn non. Ở những cây già hơn, trên vỏ có các vết nứt theo chiều dọc, có mùi thơm. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn vì thế chúng biểu hiện như là các vòng xoắn 4 trên cùng một mức; chúng hơi sắc, dài khoảng 2–5 mm, phía trên xanh sẫm với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Trên các cây non thì các lá lớn hơn, dài tới 8–10 mm và rộng 6 mm.
Cây Pơ mu có các nón đực hình trái xoan hoặc hình trụ, dài khoảng 2,5 mm, phần cuối trên chồi cây. Chúng có từ 3 đến 5 cặp vảy bắc. Các nón cái lớn hơn nhiều, dài 15–25 mm và rộng 14–22 mm, dạng hình cầu hay gần như hình cầu và chín vào năm thứ hai. Chúng có 5-8 cặp vảy bắc. Trên mỗi vảy bắc có 2 hạt có cánh. Các hạt dài khoảng 4 mm, có góc cạnh và đầu nhọn. Trên các mặt trên và dưới có 2 chỗ phồng lớn chứa nhựa. Các cánh ở hai bên và không đều nhau.
Loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên.
Gỗ pơ mu được phân bố chủ yếu ở: miền Bắc Việt Nam (và kéo dài về phía Tây tới miền Bắc Lào). Tên khoa học của gỗ pơ mu này có nguồn gốc từ tên gọi La tinh hóa cũ của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, là nơi mà gỗ pơ mu được người ta giới thiệu vào châu Âu, do Hodgins thu thập năm 1908.
Pơ mu là loại gỗ quý nên chúng cạn dần về nguyên liệu, hiện nay việc khai thác pơ mu được xem là trái phép và đối diện các khung hình phạt tại Việt Nam. Nội thất đóng từ gỗ pơ mu vì thế mà cũng có giá không phải rẻ chút nào, chỉ thực sự các gia đình có điều kiện mới chịu chi cho những sản phẩm từ gỗ này. Một sản phẩm từ pơ mu được đông đảo khách hàng có điều kiện nhắm đến nhất là các khách hàng khu vực phía Bắc là làm trần gỗ.
ỨNG DỤNG CỦA GỖ PƠ MU TRONG THẾ GIỚI NỘI THẤT
Người dân tộc phía Bắc như người Dao hay người đồng bào Tây Nguyên thường dùng gỗ pơ mu để làm nóc nhà hay vách ngăn phòng. Trước đây, gỗ pơ mu còn được sử dụng để làm quan tài. Tại Việt Nam, pơ mu được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối mọt phá hoại của nó; vì thế gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng. Nó là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996.
Trong nội thất, gỗ pơ mu (gỗ pomu) thường dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh được cho là rất đẹp vì vân gỗ sáng, lên PU đồng màu và mịn màng. Chất gỗ cũng được cho là không cứng lắm cho nên rất thích hợp đục các loại tượng như di lạc, quan công, bộ tam đa…Ngoài ra nhờ mùi hương của chúng nên việc trưng các bức điêu khắc từ loại gỗ này rất được ưa chuộng
Ngoài điêu khắc tượng thì pơ mu còn dùng để sản xuất và đóng các loại nội thất gỗ khác như các loại bàn ghế, giường ngủ…Một số người cho rằng gỗ có khả năng chống côn trùng thì rất độc nhưng thực tế đây là 1 loại cây lành tính có thể dùng đóng các đồ nội thất trong nhà.
KẾT LUẬN
Gỗ pơ mu là một loại gỗ quý có giá trị về cả thương mại và dùng để chế tác đồ nội thất mang tính thẩm mỹ cao. Giá gỗ Pơ mu tự nhiên lâu năm rất đắt đỏ vậy nên tù lâu gỗ pơ mu đã trỏ nên vô cùng quý hiếm và được nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay với nhu cầu sử dụng cao nên gỗ pơ mu có thể được nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc và tại một vài khu vực tại Việt Nam. Giá trị sản phẩm cao do đó nếu bạn có nhu cầu muốn sở hữu đồ gỗ trang trí nội thất làm từ gỗ pơ mu nên chọn những cơ sở sản xuất cung cấp đồ gỗ uy tín có giấy tờ nhập khẩu mua bán rõ ràng, giá có thể cao hơn mặt bằng chung xong chất lượng của sản phẩm được đảm bảo.