Sa mu dầu có tên khoa học Cunninghamia konishii (còn được gọi là Sa mộc dầu; Mạy lâng lênh, Mạy lung linh, Sa mộc quế phong) là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Loài này được Hayata mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Chi Sa mu thuộc họ hoàng đàn có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và miền bắc Việt Nam.

Sa mu dầu là loài cây thân gỗ lá kim, có thể cao tới 40m hoặc hơn. Đường kính thân trung bình 80cm. Cây sa mu dầu lớn nhất được ghi nhận cao tới 50m, đường kính thân tới 5.5m với tuổi đời 1500 năm (thông tin chưa xác nhận). Tuổi đời trung bình của sa mu dầu cũng khá cao, khoảng 800 năm.

Sa mu dầu được tìm thấy rất nhiều ở Đài Loan và phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam mới phát hiện một số cá thể ở Nghệ An (Quế Phong: núi Phu Hoạt, Qùy Châu: Bù Huống, núi Pha Cà Tủn).

Gỗ sa mu dầu được xếp vào gỗ cứng nhóm I trong bảng 8 nhóm gỗ của VN, cùng với nhiều loài khác như trắc, muồng, hoàng đàn, cẩm lai. Dù vậy, gỗ sa mu dầu nhẹ và mềm, dễ gia công, kháng mối mọt rất tốt. Gỗ có màu vàng nhạt đến trắng, dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất, sàn nhà và thậm chí quan tài.

Sa mu dầu trên thế giới được xếp vào nhóm loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do diện tích quần thể bị suy giảm quá 50% và liên tục. Sa mu dầu tại Việt nam cũng được xếp vào loài sắp bị tuyệt chủng theo Nghị định 160/213/NĐ-CP.

Nói thêm một chút về chi sa mu. Trong chi này chỉ có 2 loài duy nhất là sa mu dầu và sa mu. Cụ thể: Sa mu (tên khoa học Cunninghamia lanceolata) còn gọi là thông mụ có nhiều ở Tứ Xuyên (TQ), Đài Loan. Về cơ bản thì hai loài này không khác nhau nhiều, nên có thể hiểu gộp chúng là một.Tổng hợp từ Internet

TÌM HIỂU VỀ CHI SA MU

Cây sa mu ưa nơi khí hậu ôn hòa,ít tháng rét và cũng không quá nóng. Thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 16-190C lượng mưa năm 1400-1900mm. Độ ẩm không khí của các tháng trong năm trên 75%, vùng có nhiều sương mù và ánh sáng tán xạ.

Sa mu là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới trên 2m. Thân tròn và rất thẳng. Vỏ nâu hoặc xám nâu, nứt dọc. Cành cây mọc thành nhiều tầng, vòng, xép thành dạng trụ.Lá cây sa mộc có dạng nhọn giống thanh giáo, có răng cưa rất sắc, gai lá xoắn.Lá sa mu có hình ngọn giáo, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu lá nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Lá xếp xoắn ốc nhưng vặn ở cuống và cùng với cành làm thành mặt phẳng.Dọc 2 bên gân giữa phía mặt dưới lá có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép lá.

Cây sa mu ra hoa từ tháng 3-4, quả chín tháng 10-11. Thu hái hạt thường từ 15/10 đến 15/12. Khi chính quả chuyển sang màu vàng nhạt, hạt màu cánh dán, nhân trắng hoặt trắng mờ, chắc và đặc.

Khi cây càng lớn thì thân của nó có xu hướng tạo ra các chồi rễ mút xung quanh gốc, nghĩa là khi bị các vết thương ở thân hay rễ, và các chồi rễ mút này sau đó có thể phát triển để tạo thành cây nhiều thân. Vỏ của các thân cây lớn có màu nâu dễ dàng bị lột ra để lộ phần vỏ bên trong màu nâu đỏ.

Cây sa mu có dễ chính ít phát triển, rễ khá nông, rễ bàng tập trung ở lớp đất và mặt nhất, khi nhỏ tuổi hệ rễ phân bố gần như ăn ngang.

ĐẶC ĐIỂM CỦA GỖ CÂY SA MU

Gỗ sa mu là loại gỗ có mùi thơm nhẹ, lõi cây màu vàng đậm hoặc có cây thì màu đỏ nhạt, thớ gỗ thẳng và cực kì bền và đẹp, chống mối mọt rất tốt vì vậy việc cưa xẻ gỗ sa mu rất dễ dàng.

Gỗ sa mu không chỉ có màu sắc đẹp, vân gỗ rõ nét mà còn có mùi thơm cực kì dễ chịu, có sức khéo và sức uốn cong cao, dễ cưa xẻ, bào trơn và đánh bóng chính vì vậy loại gỗ này được dùng rất nhiều trong đóng tàu thuyền và những đồ dụng nội thất, đồ dùng gia dụng.

Gỗ nhẹ có thớ thẳng, có khả năng chịu sức ép ngang, sức kéo và sức uốn cong cao, loại gỗ này dễ cưa xẻ và bào trơn, đánh bóng, gỗ rất bền, ít mối mọt, có hoa vân và màu sắc rất đẹp nên rất được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các vật dụng trong gia đình, làm nhà.

ỨNG DỤNG CỦA GỖ SA MU

Xem bài viết

  • Rất được ưa chuộng khi thi công đồ nội thất trong nhà như sập gỗ samu, cửa gỗ, cầu thang, bàn ghế, tủ quần áo, xà, cột trụ đền chùa… Ngoài ra gỗ samu còn được sử dụng làm các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như làm tượng phật, tượng phong thủy.
  • Nên nó được dùng vào nhiều công việc như làm cột buồm, đóng tàu thuyền, cột điện, trụ mỏ, đồ gia dụng. Vỏ, rễ, lá cây có thể dùng làm thuốc.
  • Cây sa mu cũng có cho ra tinh dầu dùng làm thuốc trong y học. Tinh dầu sa mộc dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, sây sát, thâm tím, đau thấp khớp.
  • Ở Trung Quốc, cây sa mu được dùng trị: lở sơn, di tinh, bỏng lửa nhẹ, bệnh mụn, trĩ ngoại và trĩ nội hỗn hợp sưng đau, lở ngứa khắp người do ngộ độc phong thấp.
  • Ngoài ra, vì sa mu có dáng cây đẹp nên cũng được trồng cây làm phong cảnh nơi công sở, ven đường, quanh nhà hoặc trồng quanh đồi để ngăn châu bò phá hoại màu.

Cây sa mu là loại cây quý hiếm, có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng cao do thế hệ cây mẹ hầu hết đã già, nhưng không phát hiện có cây con tái sinh.

Gỗ samu là một loại gỗ quý với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện nay, gỗ samu được dùng chủ yếu trong thiết kế đồ gỗ nội thất giúp tạo ra những sản phẩm có thẩm mỹ và có giá trị cao giúp trang trí nhà ở hiệu quả. Trên đây là một số đặc điểm, ứng dụng và cách trồng gỗ samu. Loại gỗ này thực sự là một loại gỗ quý để sản xuất các sản phẩm đẹp.