Khi nhắc đến các loại gỗ quý để sử dụng làm nội thất thì không thể không nhắc đến gỗ táu. Gỗ táu trở thành loại gỗ chất lượng cao được nhiều người ưa chuộng để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Gỗ táu quý là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được tính năng, đặc điểm cũng như ứng dụng của nó. Vậy hãy cùng chúng tôi giải mã gỗ táu trong bài viết sau đây.

TÌM HIỂU VỀ GỖ TÁU

Gỗ táu được xẻ từ cây táu có tên khoa học là Vatica odorata. Táu là cây thực vật hạt kín và có hoa thuộc chi táu, họ dầu và bộ bông. Thân cây táu to, thẳng đứng và khi trưởng thành thường có độ cao trung bình từ 30-35 cm. Vỏ cây màu xám và càng già thì càng xám đậm, xù xì. Lá táu có độ dài từ 15 – 20cm, rộng 5 – 6 cm tùy theo điều kiện dinh dưỡng của đất. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông.

Gỗ táu là một loại cây ưa sáng nên phát triển ở tầng rừng cao và tương đối chậm. Loại đất phù hợp là đất sét, đất mùn. Cây thường ra hoa vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 và kết quả vào mùa đông. Cây gỗ táu sinh trưởng chậm nhưng có tuổi thọ khá cao.

Ở nước ta sẽ thấy cây táu mật xuất hiện tại các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Cao Bằng…Ngoài ra, các loại cây này cũng phát triển rải rác ở khắp mọi nơi. Cây táu cao tuổi nhất Việt Nam có tuổi thọ lên tới 2100 tuổi được trồng tại Việt Trì – Phú Thọ.

CÁC LOẠI GỖ TÁU THƯỜNG THẤY

Cây táu mặt quỷ
Táu mặt quỷ có tên khoa học Hopea mollissima, còn được gọi là gù táu, sao mặt quỷ. Cây thuộc chi Sao.

Cây táu nước
Táu nước có tên khoa học Vatica subglabra/ Vatica philastreana, thuộc chi Táu.

Táu nước có tên gọi khác là táu xanh, táu muối gần nhẵn.

Cây táu muối
Táu muối có tên khoa học Vatica odorata/ Synaptea odorato/ Vatica faginea thuộc chi Táu.

Tên gọi khác như táu mật, làu táu trắng, làu táu vàng, làu táu xanh; táu trắng.

ĐẶC ĐIỂM GỖ TÁU

Gỗ táu khi mới được khai thác thường có màu nâu nhạt, càng để lâu ngày thì sẽ chuyển sang màu xám đen. Thân gỗ rất cứng, thớ gỗ nhỏ, mịn, vân gỗ hiện rõ và thường không bị mối mọt, cong vênh trong điều kiện bình thường. Hơn nữa, gỗ táu có mùi thơm nhẹ và càng sử dụng lâu càng bóng, đẹp.

Chất lượng gỗ táu được xếp vào nhóm I nhưng mức độ quý hiếm lại chỉ xếp vào nhóm II. Hai yếu tố này hoàn toàn khác nhau nên không thể đánh giá cùng nhau, khiến một số người dễ bị nhầm lẫn.

Gỗ cây táu sau khi khai thác sẽ được xẻ thành tấm để dễ dàng vận chuyển, bảo quản và chế biến theo mục đích sử dụng.

ỨNG DỤNG GỖ TÁU

Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng gỗ táu để tạo nên các đồ dùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày đặc biệt là đồ thờ cúng. Với chất liệu là gỗ táu, đồ thờ cúng sử dụng được rất lâu, không bị mục hay cong vênh do thời tiết. Đặc biệt với màu sắc và vân gỗ rất đẹp nên các sản phẩm cũng trở nên bắt mắt và sang trọng.

Hiện nay, gỗ cây táu được sử dụng trong các thiết kế và trang trí nội thất như làm ghế, bàn, sập, tủ… và các đồ mỹ nghệ. Chính vì những đặc điểm của gỗ nên các sản phẩm được tạo ra từ gỗ táu có tính thẩm mỹ và giá trị rất cao được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN SỬ DỤNG BỀN LÂU

  • Đối với những gỗ táu thô chưa qua xử lý muốn bảo quản tốt nên có thể cho ngâm vào bùn, nước, dầu nguyên chất.
  • Các sản phẩm làm từ gỗ táu thì thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhẹ nhàng bằng vải mềm, khăn sạch.
  • Tuyệt đối không nên để những vật sắc nhọt làm trày xước hay va đập mạnh vào các sản phẩm bằng gỗ sẽ khiến hình thức bị xấu đi, giá trị sẽ không còn được cao…