TÌM HIỂU VỀ ỐC ANH VŨ
Ốc anh vũ (danh pháp khoa học: Nautilus pompilius), sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ốc anh vũ là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể) rất cổ xưa, đến nay đã trải qua cuộc đời dâu bể 350 triệu năm. Nó là một trong 4 loài ốc anh vũ của chi Nautilus còn sinh tồn nên được coi là một dạng hóa thạch sống, đồng thời nó cũng là loài điển hình của chi Nautilus và họ Lautilidae. Đây cũng là loài duy nhất bắt gặp tại Việt Nam. Có số lượng ít và bị khai thác mạnh làm hàng mỹ nghệ, dễ bị tuyệt chủng. Nhờ vào ốc anh vũ ta có thể tiên đoán được tuổi của trái đất, dựa trên những vệt màu trên thân của nó.
Ốc anh vũ có chiếc vỏ cứng rất đẹp, bên ngoài có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc long lanh, có thể được coi là thứ đồ trang sức đẹp. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng 2 bên. Từ trung tâm vỏ óc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí, cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông, dùng để điều tiết sự phân bố khí, làm cho ốc nổi hoặc chìm.
Ốc anh vũ là loài động vật chân đầu (Cephalopoda) cổ nhất còn lại. Quanh miệng ốc và 2 cạnh đầu có khoảng 94 xúc tu, trong đó có hai cái chập lại rất dày, sau khi co vào vỏ nó bít miệng lại để tự vệ. Khi vồ mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu đều co vào trong vỏ, chỉ để lại một vài cái cảnh giới. Nó còn có một phễu phun nước cấu tạo bởi 2 mảnh cơ hợp lại.
Nó có thể tự do điều tiết sự phân bố khí trong buồng khí của cơ thể để điều khiển sự chìm nổi, lại có thể phun nước qua chiếc phễu để di chuyển trong làn nước xanh, rất giống sự hoạt động của một tàu ngầm. Người ta gọi nó là tàu ngầm sống.
Theo báo Vietnamnet đưa tin, ốc anh vũ được giới khoa học coi là một “hóa thạch sống” trong thiên nhiên, vì chúng thay đổi rất ít so với tổ tiên cách đây 400 – 500 triệu năm. Chúng được gọi là ốc vì có chiếc vỏ giống vỏ ốc rất to, có đường kính lên tới 20cm. Ở Florence, người Medicis chuyển những cái vỏ như ngọc trai của chúng thành những chiếc tách và bình trang trí công phu được đính bằng vàng và ruby.
ỐC ANH VŨ TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, loài ốc này được phân bố tại khu vực Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu song do đây là loài sinh vật quý hiếm lại bị khai thác làm đồ mỹ nghệ nên ngày càng trở nên hiếm gặp. Việc bắt được loài “thủy quái” này thậm chí còn được ví như “bắt được vàng”, đối với ngư dân và các nhà nghiên cứu.
Báo Kiến Thức vừa qua cũng đăng tải thông tin cho biết, ốc anh vũ còn được mệnh danh là “hóa thạch sống”, chúng được xem là món hời kiếm bộn tiền của không ít người, vỏ ốc có giá chục triệu đồng. Do có mặt cắt vỏ rất đẹp và quý hiếm nên vỏ ốc anh vũ có giá trị mỹ nghệ. Loài “quái vật biển” này được giới thượng lưu săn lùng làm bộ sưu tập.
Theo nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam vừa nhận được đề nghị từ phía Mỹ đưa loài ốc anh vũ vào Phụ lục Công ước về cấm buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cho hay, ốc anh vũ là loài động vật phân bổ ở khu vực Thái Bình Dương và số lượng còn rất ít, có nguy cơ bị tuyệt chủng.
ỐC ANH VŨ HÓA THẠCH TRONG TỰ NHIÊN
Hóa thạch ốc Anh Vũ là hóa thạch cổ lâu đời (khoảng 140 triệu năm) đã hoá thành đá mã não, được dùng làm trang sức đá rất đẹp và giá trị. Hóa thạch của ốc anh vũ (Ammonite) là loại hóa thạch dạng cúc đá (ammonoidea). Một bộ thuộc lớp vỏ ngoài Ectocohlia. Lớp chân đầu Cephalopoda, nhiều loại có hình dạng rất đa dạng, nhưng có đặc trưng chung là vỏ ngoài cuộn xoắn theo mặt phẳng, bên trong vỏ có các vách ngăn. Chúng đều sống ở biển bơi lội nhanh và đi khắp nơi trên thế giới. Nó có từ kỷ Jura đến cuối kỷ Kreta ( Tuổi từ 99 đến 145 triệu năm ). Phần vỏ ngoài biến đổi khi trao đổi chất với môi trường xung quanh và tạo nên các lớp xà cừ, nếu đánh bóng ta có thể quan sát thấy màu đỏ hồng trong, sáng lấp lánh rất hấp dẫn. Bên trong các vách ngăn có nhiều phần đã biến thành mã não nâu vàng hoặc phớt vàng mang dáng dấp của tinh hốc trông rất lạ mắt. Nó có tuổi đến hàng trăm triệu năm và được các nhà sưu tầm ưa thích vì những hình thức hoá thạch độc đáo của nó.
Ốc Anh Vũ là một trong số ít những sinh vật tồn tại cùng trái đất từ những buổi đầu sơ khai nhất cho đến tận bây giờ và gần như không có thay đổi gì về hình dáng trong suốt lịch sử tiến hóa. Người ta vẫn nói rằng tạo hóa đã đạt được độ hoàn mỹ trong việc sản sinh ra loài ốc Anh Vũ. Vì chỉ cái hoàn mỹ mới bất biến. Cũng chính vì thế, ốc Anh Vũ được một số nơi gọi là ngọc quý, được dùng biểu trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng.
Bên trong các vách ngăn có nhiều phần đã biến thành mã não nâu vàng hoặc phớt vàng mang dáng dấp của tinh hốc trông rất lạ mắt. Nó có tuổi đến hàng trăm triệu năm và được các nhà sưu tầm ưa thích vì những hình thức hoá thạch độc đáo của nó.
Ốc Anh Vũ Hóa Thạch có ý nghĩa phong thủy và khoa học, được xem là hoá thạch sống. Hóa thạch của Ốc Anh Vũ được tìm thấy cách đây 400 – 500 triệu năm, là một trong những chỉ tiêu định tuổi địa tầng. Được khai thác làm hàng mỹ nghệ.
Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG
Ốc Anh Vũ là một trong số ít những sinh vật tồn tại cùng trái đất từ những buổi đầu sơ khai nhất cho đến tận bây giờ và gần như không có thay đổi gì về hình dáng trong suốt lịch sử tiến hóa. Người ta vẫn nói rằng tạo hóa đã đạt được độ hoàn mỹ trong việc sản sinh ra loài Ốc Anh Vũ. Vì chỉ cái hoàn mỹ mới bất biến. Cũng chính vì thế, Ốc Anh Vũ được một số nơi gọi là ngọc quý, được dùng biểu trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng.
Ốc Anh Vũ còn được mệnh danh là “hóa thạch sống”, chúng được xem là món hời kiếm bộn tiền của không ít người, vỏ ốc có giá chục triệu đồng. Do có mặt cắt vỏ rất đẹp và quý hiếm nên vỏ Ốc Anh Vũ có giá trị mỹ nghệ. Loài “quái vật biển” này được giới thượng lưu săn lùng làm bộ sưu tập.